PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Thứ ba - 23/08/2022 04:33
Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong những năm qua tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều chương trình, dự án quan trọng như: Chương trình 134, 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chương trình giảm 1000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thông qua các chương trình này, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã có nhiều thay đổi tích cực.
Hệ thống đường giao thông trải khắp từ trung tâm tỉnh, huyện đến các thôn, ấp. Nhiều vùng trước đây đi lại khó khăn nay đã có hệ thống đường nhựa, đường bê tong đến tận vườn rẫy của người dân. Hệ thống trường học từ cấp học mầm non đến  trung học phổ thông được xây dựng đồng bộ, rộng khắp các địa phương trong tỉnh, con đường đến trường của các em học sinh đã gần hơn, thuận lợi hơn, tỷ lệ học sinh đến lớp cao hơn so với trước. Hệ thống y tế từ tỉnh, huyện đến xã và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân được triển khai đều khắp các địa phương trong tỉnh, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Hệ thống điện chiếu sáng, thông tin liên lạc phủ khắp toàn tỉnh tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nâng cao rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
phat trien nhan luc dong bao dtts
Người có uy tín, già làng tiêu biểu xuất sắc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước tham gia tập huấn, bồi dưỡng do Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tổ chức. Ảnh: Lâm Á Rịa (báo Bình Phước)
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện những chương trình trên vẫn còn vấn đề khó thực hiện, nhất là: việc nâng cao nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội ổn định, lâu dài. Rà soát các chương trình, dự án đã thực hiện, do đặc điểm tình hình trước đây nên thường chú trọng phát triển kinh tế thông qua việc xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa khu phố thôn ấp, cấp đất sản xuất, xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, cấp cây con giống, hỗ trợ vốn vay mà chưa chú trọng công tác giáo dục, đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức khoa học nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, kiến thức khoa học và kỹ năng trong lao động, sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. 

Qua kết quả giám sát của Ban dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện chương trình giảm 1000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số năm 2021 và công tác xây dựng kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sồ và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh cho thấy, một số chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số chưa phát huy hiệu quả có nguyên nhân chủ quan về nguồn nhân lực của đồng bào các dân tộc thiểu số như: hoạt động kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, còn tồn tại tập quán lạc hậu trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống; nhiều chính sách áp dụng theo hình thức một chiều nên bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng, chưa chủ động để vươn lên thoát nghèo, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kiến thức khoa học và kỹ năng trong lao động sản xuất còn hạn chế. 

Về phía các cơ quan triển khai các chương trình trên ở nội dung tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo thì chưa bám sát vào tình hình khả năng, trình độ, nhu cầu thực tế của người dân để xây dựng chương trình, vẫn còn phụ thuộc vào chương trình khung của trung ương mà chưa lấy người học làm trọng tâm để xây dựng chương trình phù hợp năng lực của người học và thực tế tại địa phương. Hiện nay, Bình Phước vẫn là tỉnh có cơ cấu sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, hầu hết các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có đất đai màu mỡ, diện tích rộng nhưng vì thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật nên vẫn còn sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, năng suất thấp.
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012 – 2030. Trong đó, dự án chủ yếu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các tiểu dự án như: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

Đây là những nội dung, cơ sở pháp lý quan trọng, là điểm mới so với các chương trình trước đây nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng nguồn nhân lực để phục vụ công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông mà cần lựa chọn những hạt nhân trong từng cộng đồng dân tộc để đưa đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học trên nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý … để chính những hạt nhân này sẽ là những người hướng dẫn, dẵn dắt đồng bào ứng dụng các kiến thức khoa học trong đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất. Đối với các trường hợp đã lớn tuổi nhưng trình độ văn hóa thấp thì cần tập trung bồi dưỡng, đào tạo những kiến thức, kỹ năng nghề nông nghiệp phù hợp với công việc hiện có của họ và điều kiện sản xuất tại địa phương.

Xây dựng nguồn nhân lực là một công tác lâu dài, phải trải qua nhiều thế hệ mới thay đổi được tư duy, nhận thức, trình độ, kỹ năng của đồng bào dân tộc thiểu số trong sinh hoạt, đời sống, lao động sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội tạo sự bình đẳng, công bằng giữa đồng bào các dân tộc với nhau.
 

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Lương - Phó Trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Lịch Đoàn ĐBQH
Lich lv HDND
LICH CŨ

Số 232/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 21/07/2024

lượt xem: 214 | lượt tải:97

Số 235/HĐND

Về việc hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 15 (giữa năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 21/07/2024

lượt xem: 143 | lượt tải:63

Số: 228/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 18/07/2024

lượt xem: 243 | lượt tải:67
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Tháng hiện tại197,724
  • Tổng lượt truy cập4,757,713