Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong công tác tiếp xúc cử tri.

Thứ hai - 11/04/2022 23:53
Tiếp xúc cử tri là nhiệm vụ quan trọng, là hoạt động đặc thù của cơ quan dân cử, hoạt động không thể thiếu trước và sau mỗi kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh. Trách nhiệm TXCT của đại biểu HĐND đã được quy định cụ thể tại điều 94, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Thông qua tiếp xúc cử tri, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND tỉnh với cử tri tỉnh ngày càng gắn bó, thắt chặt hơn, đồng thời những bức xúc từ cuộc sống, những ý kiến, kiến nghị chính đáng được cử tri gửi gắm cho đại biểu sẽ được đại biểu chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trong thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh Bình Phước được đổi mới, đi vào nền nếp, thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm; sự phối hợp trong hoạt động tiếp xúc cử tri giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp, chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ, phương thức tiến hành được cải tiến khoa học, giúp nâng cao hiệu quả cho công tác tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh Bình Phước. Đại biểu dân cử tăng cường hơn vai trò, trách nhiệm của mình trước cử tri và Nhân dân. Cử tri và Nhân dân trên địa bàn tỉnh có ý thức cao hơn trong việc tham gia các buổi tiếp xúc cử tri, đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình với các cấp ủy Đảng, chính quyền và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nhằm phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

I. Một số kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh trong hoạt động tiếp xúc cử tri

Trước mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn tiếp xúc cử tri gửi đến Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, Tổ trưởng các Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh và các bộ phận có liên quan. Hướng dẫn quy định rõ nội dung tiếp xúc cử tri, hình thức, thời gian tiếp xúc cử tri và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Về nội dung tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tỉnh hướng dẫn các Tổ đại biểu HĐND tỉnh báo cáo cử tri về kết quả kỳ họp đã diễn ra; thông báo với cử tri về nội dung, chương trình và thời gian tổ chức kỳ họp sắp tới; kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của cử tri với HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan. Về hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri, thông thường là tiếp xúc trực tiếp với cử tri tại nơi ứng cử. Đối với các trường hợp đặc biệt như do ảnh hưởng của dịch bệnh, Thường trực HĐND tỉnh hướng dẫn các Tổ đại biểu HĐND tỉnh áp dụng hình thức tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Đồng thời, nhằm giảm thời gian cho cơ sở, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị các Tổ đại biểu HĐND tỉnh xem xét tổ chức kết hợp với đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp huyện.

Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh phối hợp tốt với Thường trực HĐND tỉnh trong việc triển khai xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh; phân công cán bộ phụ trách tại các điểm tiếp xúc cử tri để tổ chức, giám sát hoạt động tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. 
UBND tỉnh sau khi nhận được kế hoạch tiếp xúc cử tri của Thường trực HĐND tỉnh, đã ban hành văn bản phân công lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham dự đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh.

Nhờ phối hợp tốt nên hầu hết các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, cử tri tham gia đông và phát biểu ý kiến sôi nổi, trách nhiệm, hạn chế tình trạng cử tri bức xúc tại các buổi tiếp xúc, chất lượng các ý kiến, kiến nghị của cử tri ngày càng được nâng cao, đi vào trọng tâm, kiến nghị đúng cấp có thẩm quyền. Đại biểu HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tiếp thu, giải trình, trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri hiệu quả, trách nhiệm, tận tình hướng dẫn cử tri thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân đúng quy định, ghi nhận các ý kiến phản ánh, đề xuất của cử tri để nghiên cứu thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho cử tri. Việc giải trình trực tiếp với cử tri tại các buổi tiếp xúc giúp cử tri tin tưởng vào công tác lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, từ đó cử tri cởi mở hơn trong việc trình bày quan điểm, phản ánh những tâm tư, bức xúc trong cuộc sống, giúp cho công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả. 

Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổng hợp kiến nghị cử tri và gửi về Thường trực HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh phân loại chuyển đến UBND tỉnh và các ngành chức năng, đề nghị xem xét, trả lời. UBND tỉnh và các ngành chức năng sau khi nhận được văn bản chuyển ý kiến, kiến nghị cử tri của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh luôn triển khai trả lời nghiêm túc, đúng thời hạn. Đối với những ý kiến, kiến nghị cần có thời gian để rà soát, kiểm tra, UBND tỉnh và các ngành chức năng có văn bản báo cáo tiến độ và tình hình thực hiện với Thường trực HĐND tỉnh. 

II. Những tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh trong hoạt động tiếp xúc cử tri

Thứ nhất: Hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh chủ yếu là tiếp xúc cử tri tại đơn vị ứng cử, chưa có sự đổi mới về hình thức tiếp xúc cử tri, chưa tổ chức được các buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề, tiếp xúc với nhóm cử tri hoặc một bộ phận cử tri nhất định. Việc trực tiếp gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề cử tri quan tâm chưa được nhiều đại biểu thực hiện, nên kết quả các cuộc tiếp xúc cử tri còn hạn chế. 

Thứ hai: Công tác điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri ở một số địa phương chưa linh hoạt; công tác thông tin, tuyên truyền hoạt động tiếp xúc cử tri và nội dung giải trình ý kiến, kiến nghị cử tri ở cơ sở còn hạn chế; vẫn còn bộ phận cử tri chưa nắm được lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh cũng như các nội dung giải trình kiến nghị cử tri của các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba: Việc giải trình kiến nghị cử tri của lãnh đạo các sở, ban, ngành đôi lúc còn mang tính chất hình thức, chủ yếu thông tin các quy định pháp luật, chưa đề ra hướng giải quyết các bức xúc, kiến nghị của cử tri; một số nội dung trả lời chưa đi vào trọng tâm vấn đề cử tri kiến nghị, làm cho cử tri chưa đồng tình và tiếp tục kiến nghị vào các đợt tiếp xúc cử tri sau. 

III. Một số bài học kinh nghiệm

Thứ nhất: Nắm vững các quy định của pháp luật về vị trí, địa vị pháp lý, hoạt động của UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh.
Việc nắm rõ các quy định của pháp luật về vị trí, địa vị pháp lý, hoạt động của UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh giúp Thường trực HĐND tỉnh nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, từ đó giúp cho việc đề xuất các nội dung phối hợp và triển khai các hoạt động được đúng quy định, kịp thời, hiệu quả. Các quy định cơ bản cần nắm vững là: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Thứ hai: Tạo cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh. 

- Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác phối hợp, Thường trực HĐND tỉnh cùng với Đoàn ĐBQH, UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp công tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động tiếp xúc cử tri, trả lời các phản ánh, kiến nghị của cử tri.

Vào đầu mỗi nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh phối hợp tổ chức công tác đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện quy chế phối hợp của nhiệm kỳ trước và tiến hành ký kết quy chế phối hợp làm cơ sở thực hiện trong cả nhiệm kỳ. Đối với nhiệm kỳ 2021 - 2026, 04 cơ quan đã tiến hành ký kết Quy chế số 01/QCPH/ĐĐBQH-TTHĐND- UBND-BTTUBMTTQVN ngày 06/10/2021, trong đó hoạt động tiếp xúc cử tri được quy định tại 01 chương riêng, quy định rõ trách nhiệm của Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh. Trên cơ sở quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã phối hợp thực hiện tốt nội dung quy chế phối hợp, thường xuyên quan hệ chặt chẽ, phối hợp thực hiện tốt các công tác đã đề ra.

- Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế phối hợp 04 cơ quan, Thường trực HĐND tỉnh ban hành nghị quyết riêng quy định quy chế tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh. Hiện tại, HĐND tỉnh Bình Phước đang áp dụng Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 31/7/2014. Nghị quyết dành 01 chương riêng quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, trong đó có trách nhiệm của Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh và UBND tỉnh trong công tác phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các buổi tiếp xúc cử tri; trách nhiệm tham gia các buổi tiếp xúc cử tri để giải trình và ghi nhận ý kiến, kiến nghị cử tri. Việc ban hành Nghị quyết về Quy chế hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh giúp quy định rõ về quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, giúp hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh có nhiều đổi mới, chất lượng tiếp xúc cử tri được nâng lên, tỷ lệ đại biểu HĐND tỉnh tham gia tiếp xúc cử tri đạt trên 90%.

Thứ ba: Thường trực HĐND tỉnh luôn tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh mời, đặc biệt là các cuộc họp về tổng kết hoạt động, đề ra phương hướng nhiệm vụ mới. Tại các cuộc họp, Thường trực HĐND tỉnh luôn nghiên cứu trước các báo cáo, tài liệu và đóng góp ý kiến cho hoạt động của UBND tỉnh và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, đặc biệt chú ý đến việc thực hiện công tác phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh trong các hoạt động. Có thể nói, việc tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh mời và đóng góp ý kiến tại các cuộc họp là kênh để các cơ quan nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp thực hiện qua từng năm, từng giai đoạn, giúp kịp thời chỉnh sửa, bổ sung quy chế phù hợp, góp phần quan trọng trong hiệu quả của công tác phối hợp. Ngoài ra, Thường trực HĐND tỉnh luôn chú trọng việc đóng góp ý kiến theo đề nghị cuả UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, góp phần giúp hoạt động chung được hiệu quả. 

IV. Giải pháp thực hiện khắc phục các tồn tại, hạn chế

Thứ nhất: Tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng về công tác phối hợp, không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tiếp xúc cử tri mà cần mở rộng tất cả các lĩnh vực công tác khác của Thường trực HĐND tỉnh; nghiên cứu tổ chức các cuộc họp nhằm gắn kết mối quan hệ với các bên; tham gia và đóng góp ý kiến cho hoạt động của các cơ quan; tham gia đầy đủ các hoạt động chung, các cuộc vận động do Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp tổ chức.

Thứ hai: Tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh. Thường xuyên theo dõi việc thực hiện quy chế của các cơ quan, đánh giá chính xác hiệu quả và những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, kịp thời đề nghị các cơ quan tổ chức họp rút kinh nghiệm và sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp. 

Thứ ba: Thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành từ trung ương đến địa phương, rà soát để điều chỉnh các nội dung của Quy chế phối hợp và Nghị quyết tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh cho phù hợp.

Thứ tư: Nghiên cứu đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri; tăng cường tập huấn kỹ năng tiếp xúc cử tri đối với đại biểu HĐND tỉnh, từng đại biểu HĐND tỉnh cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu dân cử, nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri, nắm chắc các quy định của pháp luật và các chính sách của địa phương để kịp thời giải đáp cho cử tri; nâng cao nhận thức của cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, xác định việc giải quyết là trách nhiệm, yêu cầu bắt buộc, trong đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi không giải quyết hoặc giải quyết chưa đúng quy định các kiến nghị của cử tri; Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc giải trình ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Nguồn tin: Mỹ Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Lịch Đoàn ĐBQH
Lich lv HDND
LICH CŨ

Số 232/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 21/07/2024

lượt xem: 213 | lượt tải:96

Số 235/HĐND

Về việc hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 15 (giữa năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 21/07/2024

lượt xem: 143 | lượt tải:63

Số: 228/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 18/07/2024

lượt xem: 243 | lượt tải:67
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Tháng hiện tại188,976
  • Tổng lượt truy cập4,748,965