Stress là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hệ lụy và Cách giải tỏa

Stress là một thuật ngữ cực kỳ phổ biến, miêu tả về trạng thái căng thẳng tâm lý kèm theo phản ứng sinh lý cơ thể bất thường. Nguyên nhân gây stress thường bắt nguồn từ chính các tác động bên ngoài đời sống chẳng hạn như tiền bạc, tình cảm, công việc .. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe, tinh thần cùng rất nhiều hệ lụy khó lường khác.

Stress là gì?

Hầu như tất cả chúng ta ai cũng từng nghe đến thuật ngữ “stress” tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về nó. Hiểu một cách đơn giản nhất, stress có nghĩa là căng thẳng, áp lực về mặt tâm lý được sản sinh khi cơ thể phải cố gắng thích nghi với các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đây được coi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và hầu như tất cả mọi người đều trải qua trạng thái này trong một giai đoạn nào đó.

Stress là một dạng căng thẳng tâm lý, tinh thần rất nhiều người đang trải qua 

Một người khi bị stress không chi cảm thấy mệt mỏi về mặt tinh thần mà còn xuất hiện hàng loạt các vấn đề về sinh lý, thể chất khác chẳng hạn đau đầu, không muốn ăn uống, đau dạ dày.. Mức độ stress càng mạnh, càng lâu dài thì các phản ứng tâm sinh lý càng nghiêm trọng hơn.

Các dạng stress điển hình bao gồm:

  • Stress cấp tính (Acute Stress): xảy ra khi gặp phải những tình huống sang chấn đột ngột, quá sức dẫn tới sự đau khổ, hoảng loạn, kích động .. chẳng hạn bị bắt cóc, gặp tai nạn giao thông…

  • Stress mãn tính: xảy ra trong thời gian dài với các biểu hiện mờ nhạt, tuy nhiên lại tích tụ trong thời gian dài khiến sức khỏe tinh thần suy giảm nặng nề. Dạng này thường gặp ở người lao động trí óc hay học sinh, sinh viên.

  • Stress tích cực (Eustress): diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tạo thành các tác động tích cực như tạo động lực cố gắng, tạo ra sức mạnh để hoàn thành công việc..

  • Stress tiêu cực (Distress): tạo ra các phản ứng tiêu cực làm suy giảm trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, thể chất, tinh thần

  • Hyperstress: xuất hiện khi cơ thể phải chịu áp lực lớn quá sức dẫn tới cảm xúc bùng nổ mạnh mẽ

  • Hypostress: thường xảy ra ở những người có cuộc sống quá buồn chán, không có nỗ lực, không có mục tiêu sống 

Biểu hiện của stress

Các biểu hiện của stress vô cùng đa dạng, được biểu hiện dưới nhiều hình thức, theo nhiều cấp độ. Đôi khi chính bản thân chúng ta đang bị căng thẳng nhưng các dấu hiệu không rõ ràng nên thường bỏ qua. Chính sự thiếu quan tâm đến sức khỏe tinh thần đã khiến các cảm tiêu cực tích tụ dần, dễ bùng nổ và kiệt sức bất cứ lúc nào.

Người bị stress luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không còn năng lượng 

Những dấu hiệu đặc trưng của stress bao gồm:

  • Biểu hiện về mặt cảm xúc: nhạy cảm, dễ khóc, dễ cáu gắt kích động, cảm thấy tội lỗi, lo lắng không lý do, thiếu kiên nhẫn, bồn chồn, khó chịu, thất vọng, tự hạ thấp bản thân

  • Biểu hiện về hành vi: không chăm chút cho ngoại hình, bỏ bê bản thân, lạm dụng chất kích thích, dáng đi lờ đờ, thường xuyên ngáp ngủ mệt mỏi

  • Biểu hiện về tâm thần: mất tập trung, lú lẫn, giảm trí nhớ, gặp ác mộng, mất phương hướng, không thể tự đưa ra quyết định, trốn tránh xã hội

  • Biểu hiện về thể chất: uể oải, thiếu năng lực, run rẩy, đổ mồ hôi, đau đầu chóng mặt, cơ thể nhức mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực khó thở, nhịp tim bất thường, nôn và buồn nôn..

 

Nguyên nhân gây stress

Có rất nhiều yếu tố hình thành căng thẳng, bắt nguồn từ chính các vấn đề xung quanh cuộc sống mỗi người. Stress có thể bắt nguồn từ những sự việc, vấn đề rất nhỏ nhưng không được giải quyết triệt để ngay từ đầu. Bất cứ người trong độ tuổi nào, giới tính nào, làm công việc nào cũng hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lý với nhiều cấp độ.

Áp lực từ cuộc sống, công việc là nguyên nhân gây stress phổ biến nhất hiện nay

Cụ thể, những tác nhân góp phần gây ra stress bao gồm:

  • Tác động từ môi trường bên ngoài: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, thời tiết thay đổi thất thường, giao thông tắc nghẽn thường xuyên, thiên tai, dịch bệnh.. được cho là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng ở rất nhiều người.

  • Áp lực kéo dài: một người thường phải chịu áp lực từ gia đình, công việc, học tập, tài chính hay chuyện tình cảm .. đều có thể khiến tinh thần dần sa sút, mệt mỏi, lo âu vô độ không thể kiểm soát.

  • Các vấn đề sức khỏe: stress có thể bắt nguồn từ việc sức khỏe xuống cấp chẳng hạn như mắc bệnh nan y, bệnh mãn tính, người mới sinh nở, rối loạn miễn dịch, người già … 

  • Ảnh hưởng từ tính chất các mối quan hệ xung quanh: bị bạo hành gia đình, bị bắt nạt nơi công sở, bất hòa với người thân, bị cô lập, không có bạn bè cũng có thể dẫn tới trạng thái căng thẳng tâm lý 

  • Sang chấn tâm lý: một người khi gặp một cú sốc bất ngờ, chẳng hạn gặp tai nạn giao thông, mất đi người thân, thất nghiệp, phá sản, bị phản bội sẽ rơi vào stress nghiêm trọng

  • Lối sống kém lành mạnh: người ít vận động, ít giao tiếp, làm việc quá sức, ngủ quá nhiều, chế độ ăn thiếu khoa học, lạm dụng các chất gây nghiện

  • Một số yếu tố khác: ảnh hưởng bởi sự tiêu cực từ mạng xã hội, sức khỏe tinh thần yếu, kém chịu đựng với căng thẳng, tính cách lo âu quá mức cũng là các yếu tố hình thành stress ở rất nhiều người

Hậu quả của stress

Stress kéo dài có thể tác động tiêu cực đến chất lượng đời sống, thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xung quanh của mỗi người. Khi rơi vào căng thẳng, chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể nặng nề, làm gì cũng không thấy hiệu quả. Ăn uống không ngon miệng, ngủ không đủ giấc, đau đầu nhức mỏi cơ thể chính là lý do khiến khi bị stress sức khỏe chúng ta thường bị suy giảm nặng nề.

Stress có thể gây ra rất nhiều hệ lụy đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh 

Các nghiên cứu chỉ ra, stress còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Các dạng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu..

  • Tăng nguy cơ các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày…

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh mạch vành, viêm mũi dị ứng, đẩy nhanh tốc độ lão hóa và giảm tuổi thọ

  • Căng thẳng stress có thể dẫn tới nguy cơ béo phì ham muốn thèm đường , thèm ăn vặt liên tục

Tuy nhiên stress không hoàn toàn chỉ tạo ra các phản ứng tiêu cực mà đôi khi vẫn hình thành các phản ứng tích cực. Trong một vài trường hợp, stress có thể chính là nguồn năng lượng thúc đẩy bạn hoàn thành công việc trong thời gian nhanh hơn, đạt hiệu suất tốt hơn, thành công vượt trội. Tất nhiên không phải ai có thể “chuyển đổi” stress thành những phản ứng tích cực này. 

Làm thế nào để vượt qua stress nhanh chóng?

Thực tế như đã nói, hầu hết ai cũng từng bị stress trong một giai đoạn nào đó. Căng thẳng giống như một điều tất yếu trong cuộc sống mà chúng ta cần phải học cách đối mặt và khi đã vượt qua được, đôi khi còn cần phải cảm ơn giai đoạn stress đó vì đã giúp chúng ta trưởng thành hơn, quan tâm đến sức khỏe bản thân hơn và học được nhiều bài học quan trọng khác.

Vậy làm thế nào để có thể đối mặt và vượt qua stress hiệu quả?

Thay đổi lối sống 

Stress báo hiệu cơ thể bạn đang cần được nghỉ ngơi, cần được sắp xếp lại lịch trình, chế độ sinh hoạt hợp lý. Trang thái căng thẳng sẽ không kéo dài quá lâu hay tác động quá nhiều đến cuộc sống, sức khỏe nếu biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần ngay lúc này.

Tập thể dục có thể giúp ích rất nhiều cho những người rơi vào căng thẳng, stress 

Để vượt qua giai đoạn stress, bạn nên:

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức

  • Ăn uống lành mạnh, ưu tiên rau củ trái cây, tránh các thực phẩm nhiều chất tạo ngọt nhân tạo

  • Vận động mỗi ngày, dành thời gian tập thể dục

  • Sắp xếp lại lịch trình, công việc

  • Trò chuyện, chia sẻ với những người đáng tin cậy xung quanh

  • Xông hơi với thảo dược

  • Tắm nước ấm

  • Thiền, yoga hoặc tập kỹ thuật hít thở sâu

  • Nghe nhạc, đọc sách, vẽ, viết lách

  • Chơi với thú cưng 

  • Đi dạo 

  • Thực hiện các hoạt động theo sở thích 

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý sẽ cần thiết với những người bị stress nặng, stress kéo dài hoặc stress có liên quan đến các tình huống gây sang chấn, ám ảnh tâm lý. Mục đích của liệu pháp này chính là tìm được gốc rễ gây căng thẳng, giải quyết khúc mắc cá nhân, từ đó hướng dẫn mỗi người lối sống tích cực, chăm sóc bản thân và vượt qua stress một cách có hiệu quả. Bản thân mỗi người cần biết vấn đề mình đang gặp phải là gì và tự tìm cách đối mặt thay vì chịu khuất phục hay phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Người bị stress nặng được khuyến khích nên trị liệu tâm lý để sớm tìm cách vượt qua giai đoạn khó khăn này

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đang tiếp nhận và can thiệp cho rất nhiều người bị stress, căng thẳng kéo dài với mọi lứa tuổi. Các liệu pháp được Trung tâm NHC đưa ra đều hướng tới việc phục hồi tâm lý một cách tự nhiên, tạo lập thói quen sống tích cực đồng thời thay đổi tư duy, phá vỡ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực trước đó. Mỗi cá nhân sau trị liệu đều học cách thấu hiểu chính mình, học cách cân bằng cảm xúc và đối mặt với stress, căng thẳng dễ dàng hơn, phòng tránh được mọi hệ lụy không mong muốn.

Lộ trình trị liệu tâm lý tại Trung tâm NHC được xây dựng bài bản, rõ ràng, luôn quan tâm đến cảm xúc của khách hàng. Đội ngũ Master Coach luôn đồng hàng, lắng nghe, chia sẻ và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất với thân chủ để mang đến những giá trị hiệu quả lâu bền, không chỉ ở hiện tại mà còn là cả tương lai. 

Stress sẽ không có gì đáng sợ nếu chúng ta biết các vận dụng đúng cách. Duy trì lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe tinh thần, sử dụng thời gian hợp lý, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày sẽ chính là những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế những phản ứng có hại của căng thẳng mà bạn cần thay đổi từ ngay bây giờ. 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Lịch Đoàn ĐBQH
Lich lv HDND
LICH CŨ

Công văn: 124/HĐND

Về việc hướng dẫn tiếp xúc cử tri trước kỳ họp giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa X.

Thời gian đăng: 05/05/2024

lượt xem: 53 | lượt tải:25

Thông báo: 108/TB-VP

Thông báo lịch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước.

Thời gian đăng: 19/04/2024

lượt xem: 72 | lượt tải:27

Kế hoạch: 58/ĐĐBQH

Kế hoạch tổ chức hoạt động TXCT trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước.

Thời gian đăng: 05/04/2024

lượt xem: 91 | lượt tải:40
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Tháng hiện tại109,693
  • Tổng lượt truy cập3,197,076