ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN BÌNH PHƯỚC

https://dbnd.binhphuoc.gov.vn


Cần có những quy định chi tiết, cụ thể để quản lý và phát triển loại hình bảo hiểm vi mô.

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 29/10/2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tán thành cao việc ban hành dự thảo luật, đại biểu nhận định dự thảo luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm, khắc phục những bất cập, những quy định không thống nhất, không đồng bộ với các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, những quy định chưa theo kịp với pháp luật quốc tế.
29 10 qh
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại buổi thảo luận
Về vấn đề hợp đồng bảo hiểm, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu các quy định về kiểm soát hợp đồng bảo hiểm, nhằm đảm bảo sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bên mua trong hợp đồng bảo hiểm cũng như bên cung cấp bảo hiểm. Đối với nội dung bảo hiểm vi mô, đại biểu Điểu Huỳnh Sang nhận định, đây là loại hình bảo hiểm có phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp dễ dàng tham gia, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản trước những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, là giải pháp thúc đẩy bảo hiểm tài chính toàn diện. Tuy nhiên, việc triển khai loại hình bảo hiểm này trên thực tế còn nhiều bất cập, người lao động ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận vì chi phí triển khai lớn, bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá đây là loại hình bảo hiểm có rủi ro cao, do đó còn e dè trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đến khách hàng.Pháp luật còn khoảng trống trong quản lý phát triển bảo hiểm vi mô.Tính chất pháp lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô còn chưa chặt chẽ, không cụ thể về ngăn ngừa rủi ro,quy định khung và giao Chính phủ quy định chi tiết nên sẽ khó áp dụng trên thực tế khi luật có hiệu lực thi hành. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo làm rõ yêu cầu lợi nhuận, phi lợi nhuận, đánh giá tác động về kinh tế, chi phí, lợi ích của loại hình bảo hiểm vi mô, nghiên cứu quy định chi tiết, cụ thể các nội dung liên quan đến bảo hiểm vi mô, tạo điều kiện phát triển loại hình bảo hiểm vi mô phù hợp với xu thế chung, giúp cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp có điều kiện tham gia. 
 
Về nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị cần sửa đổikhoản 3 điều 67 cho phù hợp với khoản 1,2 điều 12 dự thảo luật, nhằm đảm bảo thống nhất nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ dự thảo luật, bảo vệ quyền lợi cho bên được cung cấp và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Chiều cùng ngày, Quốc hội dành thời gian các Tổ đại biểu thảo luận vềdự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).

Nguồn tin: Mỹ Hạnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây