Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tại tổ kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025
Minh Huy.
2024-10-27T23:22:50-04:00
2024-10-27T23:22:50-04:00
https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/tin-hoat-dong-hdnd/doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-tham-gia-thao-luan-tai-to-ket-qua-thuc-hien-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-ktxh-nam-2024-du-kien-ke-hoach-phat-trien-ktxh-nam-2025-1736.html
https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2024_10/small_db-dieu-huynh-sang-1.jpg
ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN BÌNH PHƯỚC
https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/uploads/1180-dbnd-logo.png
Chủ nhật - 27/10/2024 23:16
Sáng ngày 26-10-2024, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025.

Toàn cảnh phiên họp tổ
Theo Báo cáo của Chính phủ, nhìn chung, tình hình KTXH 9 tháng đầu năm nước ta đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại phiên họp tổ
Tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước bày tỏ đồng tình với nội dung Báo cáo Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về nội dung này; cho rằng mặc dù năm 2024, là năm thứ 5 liên tiếp kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, làm cho tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, không thuận lợi, nhưng với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; sự điều hành linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của Chính phủ, Thủ ướng chính phủ; sự đồng hành, giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của Nhân dân cùng với cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều điểm sáng, với những tín hiệu rất tích cực….
Bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như: qua thực tiễn tại các địa phương cho thấy một số luật (Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản…) đã có hiệu lực thi hành nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ; việc thu tiền sử dụng đất đạt thấp; thu hút vốn đầu tư đạt thấp, nhất là đầu tư trong nước; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, đặc biệt là giải ngân vốn 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt thấp; vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn… Đại biểu đề nghị Chính phủ có các giải pháp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập. Về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay vẫn còn 44/138 văn bản trái pháp luật chưa được Chính phủ xử lý; vẫn còn 18 văn bản chưa được ban hành và không nêu rõ nguyên nhân của việc chậm ban hành và đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung nguyên nhân của hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, bộ phận một cửa của nhiều Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức để đảm bảo vận hành liên tục, không bị gián đoạn...
Về triển khai thực hiện dự án cấp điện cho khu vực cùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Chính phủ có hướng dẫn việc triển khai và lộ trình triển khai quy hoạch điện VIII và danh mục điện nông thôn, miền núi, hải đảo. Đồng thời, sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về khuyến khích điện mặt trời mái nhà để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Chính phủ xem xét có cơ chế, chính sách đối với người dân đến sinh sống tại các điểm dân cư liền kề biên giới được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh để ổn định sản xuất…
Tác giả bài viết: Minh Huy.