Góp ý Dự thảo Luật Thanh tra (Sửa đổi): Kiến nghị mô hình tổ chức thanh tra khu vực

Thứ tư - 18/05/2022 05:53
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Chiều ngày 16-5-2022,tại trụ sở Thanh tra tỉnh Bình Phước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Chủ trì Hội nghị có bà Điều Huỳnh Sang, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh và ông Phạm Văn Thuấn, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Phước. Với sự tham gia của hơn 50 đại biểu tham dự đến từ các cơ quan trong tỉnh, gồm: Đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban đảng thuộc Tỉnh ủy, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Bình Phước và lãnh đạo thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Bình Phước.

Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hoạt động thanh tra, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, Luật Thanh tra năm 2010 còn chưa cụ thể hóa quan điểm đổi mới của Đảng trong hơn 10 năm qua và Hiến pháp năm 2013, đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cụ thể như:

1. Hoạt động thanh tra chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của các bộ, ngành, địa phương, chưa thể hiện thanh tra là công cụ đắc lực của cơ quan quản lý và việc phân cấp, phân quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức cơ quan thanh tra.

2. Sự phân định về phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra chưa rõ ràng, chưa phân biệt rõ giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước; sự chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước chưa được khắc phục.

3. Quy định hình thức thanh tra, thời hạn thanh tra chưa phù hợp với tình hình thực tế.

4. Việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện để bảo đảm chất lượng và hiệu quả thanh tra cũng như phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

5. Việc thu hồi tiền, tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích được phát hiện trong quá trình thanh tra và khắc phục kiến nghị xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ thấp; việc thực hiện kiến nghị trong các Kết luận thanh tra gặp khó khăn do chưa quy định cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có vi phạm, nhất là những người đứng đầu.

Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Luật Thanh tra (sửa đổi) đã có gần 10 lượt phát biểu với gần 30 ý kiến, kiến nghị góp ý.
Một số ý kiến đề nghị không thành lập thanh tra cấp huyện (bỏ quy định tại các điều từ 31- 34 quy định về thanh tra huyện, mà thành lập thanh tra khu vực (khoảng từ 02-03 huyện có địa giới hành chính gần nhau) trực thuộc thanh tra tỉnh. Bởi lẽ: hoạt động thanh tra cấp huyện hoạt động hiệu quả chưa cao; góp phần tinh giản biên chế, thu gọn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương; … Cũng có ý kiến cần cân nhắc kỹ khi quyết định, cần có lộ trình và phải thí điểm trước khi áp dụng rộng rãi, tránh tình trạng ảnh hưởng về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp huyện hiện nay.

Có ý kiến đề nghị chuyển Ban Tiếp công dân của UBND tỉnh về trực thuộc Thanh tra tỉnh; Có ý kiến đề nghị thống nhất số lượng cán bộ, công chức, cơ cấu tổ chức bộ máy Thanh tra tỉnh trên cả nước. Bởi cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức ngành thanh tra ở các địa phương khác nhau là có sự khác nhau; Có ý kiến đề nghị quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thanh tra; Có ý kiến đề nghị bổ sung quyền và nghĩa vụ của thanh tra viên trong quá trình thực hiện thẩm quyền của mình.

Đa số ý kiến tán thành với việc không quy định Thanh tra Nhân dân trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Chuyển quy định này sang Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định và điều chỉnh cho phù hợp với nội dung, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật.
 
 Kết thúc Hội nghị, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, bà Điểu Huỳnh Sang - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu và ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp của các đại biểu dự hội nghị, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp chuyển đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, đồng thời làm cơ sở để Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu tham gia phát biểu ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Nguồn tin: Xuân Thủy - Anh Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
Lich lv HDND
LICH CŨ

Số 232/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 21/07/2024

lượt xem: 214 | lượt tải:97

Số 235/HĐND

Về việc hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 15 (giữa năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 21/07/2024

lượt xem: 143 | lượt tải:63

Số: 228/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 18/07/2024

lượt xem: 243 | lượt tải:67
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Tháng hiện tại197,163
  • Tổng lượt truy cập4,757,152