ĐỀ NGHỊ GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
stttt stttt
2021-08-29T21:44:29-04:00
2021-08-29T21:44:29-04:00
https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/dbqh/de-nghi-giam-lai-suat-cho-vay-trong-boi-canh-dich-covid-19-993.html
https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2021_08/image-20210830084415-2.jpeg
ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN BÌNH PHƯỚC
https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/uploads/1180-dbnd-logo.png
Chủ nhật - 29/08/2021 21:43
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, chiều nay (22-7), các đại biểu thảo luận tại tổ về báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và 5 năm 2021-2025.Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Phước thảo luận tại Tổ 18 với các đoàn Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Tây Ninh.
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 18Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước - Điểu Huỳnh Sang nêu thực tế hiện nay dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người dân, gói hỗ trợ của Chính phủ đã có, tuy nhiên cần phải kịp thời hơn, đừng để dịch xong mới đến tay người được hỗ trợ. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang chỉ ra chất lượng việc làm hiện nay chưa bền vững, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp còn nhiều.
Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang phát biểu ý kiếnDù nước ta đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo, tuy nhiên, theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, công tác giảm nghèo đa chiều chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Điều này dẫn đến phải có thêm nguồn lực lớn để hỗ trợ các đối tượng này, trong khi nguồn lực của đất nước đang rất hạn chế.
Về các giải pháp trong thời gian tới, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, đồng thời hoàn thiện các chính sách tác động trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Cũng liên quan đến các giải pháp trong thời gian tới, đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị Chính phủ cần sớm xây dựng kịch bản thúc đẩy kinh tế - xã hội thời hậu Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất. Trước mắt, Chính phủ cần có chính sách giảm giá, điều chỉnh thang, nấc đối với điện, nước, dịch vụ viễn thông và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người dân.
Qua tiếp xúc cử tri được biết thanh niên thất nghiệp rất nhiều, đối tượng là phụ nữ trên 45 tuổi hiện nay nguy cơ thất nghiệp rất cao, trong khi đó đào tạo nghề chưa gắn với thị trường lao động. Vì vậy đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần quan đến việc hỗ trợ, giải quyết việc làm. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước |
Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề xuất các giải pháp để tăng sự chống chịu
của nền kinh tế trong đại dịch Covid-19Đối với sức chống chịu của nền kinh tế, đại biểu Huỳnh Thành Chung cho biết chi phí tài chính của doanh nghiệp rất lớn, lãi suất mà doanh nghiệp tiếp cận đều trên 10% nên sức cạnh tranh yếu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi khối doanh nghiệp này đóng góp vào ngân sách nhà nước rất lớn. Thêm vào đó, biên độ giữa huy động và cho vay lớn đến 3,5%, theo thông lệ quốc tế chỉ nằm ở mức 1% - 1,5%. Vì vậy đại biểu Huỳnh Thành Chung kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có chính sách để giảm lãi suất, thu hẹp biên độ giữa huy động và cho vay, ngân hàng cũng phải chia sẽ giúp dòng vốn rẻ đi; khi đó, hàng hóa nước ta mới có sức cạnh tranh với hàng hóa các nước.
Trước đây, doanh nghiệp, tiểu thương đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, phân phối. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, chuỗi cung ứng này bị đứt gãy khiến một số địa phương, khu vực thiếu một số hàng hóa cục bộ. Trong khi đó, một số địa phương, vùng sản xuất dư thừa khiến các trang trại, nông hộ giảm hoặc ngưng sản xuất. Như vậy sẽ có độ “trễ” trong chuỗi cung ứng trở lại sau đại dịch, do đó, ngành công thương phải tham gia giải quyết sớm, tạo ra chuỗi cung ứng thay thế. Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Chung, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Bình Phước |
Tác giả bài viết: Theo nguồn - Trần Thể (Đài PTTH và Báo Bình Phước)