Cần làm rõ hơn kết quả hoạt động của quỹ dịch vụ viễn thông công ích

Thứ năm - 22/06/2023 05:29
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, sáng 22-6-2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
toàn cảnh phiên thảo luận 22 6
Toàn cảnh phiên họp

   Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) do Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 gồm 10 chương, 74 điều. Trong đó, quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được quy định tại Điều 33 của dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Theo dự thảo, quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hình thành từ các nguồn; Đóng góp theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ Viễn thông của các doanh nghiệp Viễn thông; Viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Các nguồn hợp pháp khác. Cũng theo quy định tại dự thảo luật, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; cơ chế đóng góp và sử dụng nguồn tài chính của quỹ. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về việc hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Quy chế quản lý tài chính quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam.

Điểu Huỳnh Sang Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước 22 6
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại Hội trường

   Phát biểu góp ý về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại phiên họp, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước thống nhất dự thảo luật theo tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Tuy nhiên, để dự thảo Luật được hoàn thiện hơn, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ hơn về sự cần thiết của việc sửa đổi dự thảo Luật Viễn thông phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển của Viễn thông trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng giao thoa, hội tụ giữa Viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ số, Tự động hóa, Phát thanh - truyền hình, Điện ảnh ngày càng gia tăng; đồng thời bổ sung đầy đủ hơn về đánh giá tác động của các chính sách mới quy định trong dự thảo Luật. Về quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ quỹ dịch vụ viễn thông công ích thuộc về chủ thể nào quản lý, cơ chế thu, chi và quy định rõ đối tượng chi, cách thức sử dụng, vận hành quỹ. Đồng thời, đại biểu kiến nghị, cần đánh giá kỹ việc duy trì quỹ để thực hiện theo đúng Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Nếu tiếp tục duy trì quỹ như quy định tại dự thảo luật, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc để luật hóa các nội dung quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai thực hiện ổn định trong thời gian qua, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành...

bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

   Phát biểu giải trình làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận liên quan đến quy định về quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là Quỹ dịch vụ phổ cập, quốc gia nào thì cũng phải đặt mục tiêu phổ cập viễn thông, phổ cập Internet, phủ sóng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là để phát triển Kinh tế số, Xã hội số. Nếu Nhà nước nhận lấy trách nhiệm phổ cập bằng ngân sách nhà nước thì các nhà mạng có xu thế chỉ đầu tư ở những nơi đông dân và có lãi cao. Do đó, Nhà nước phải đầu tư rất nhiều, bởi vậy đa số các quốc gia đều chọn cách yêu cầu nhà mạng phải có trách nhiệm phổ cập. Theo Bộ trưởng, ở Việt Nam quỹ viễn thông công ích cơ bản giao cho các nhà mạng thực hiện, nhà mạng nhận lại tiền đóng góp của mình để thực hiện phổ cập dịch vụ. Thực tế thời gian qua, quỹ đã góp phần tích cực để Việt Nam có vùng phủ sóng rộng, người dân được phổ cập dịch vụ và có điện thoại vào loại nhóm đầu trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành quỹ có một số bất cập như giải ngân chậm, tồn quỹ, cần phải điều chỉnh các quy định trong dự thảo luật theo hướng xác định rõ mục tiêu, cách thức thu, quản lý, sử dụng để quỹ vận hành tốt hơn thay vì dừng hoạt động của quỹ. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Quốc hội xem xét cho tiếp tục duy trì quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Đồng thời, nhấn mạnh Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Chính phủ xin Quốc hội cho đổi tên quỹ dịch vụ Viễn thông công ích thành quỹ dịch vụ phổ cập và thay đổi một số cơ chế để khắc phục các tồn tại, bất cập hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo bổ sung đầy đủ về hoạt động của quỹ thời gian vừa qua./.

 

Tác giả bài viết: Minh Huy

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Thông báo số: 479/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thời gian đăng: 01/01/2025

lượt xem: 41 | lượt tải:25

Công văn số: 447/HĐND

V/v hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 75 | lượt tải:31

Thông báo số: 445/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 86 | lượt tải:46
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Tháng hiện tại148,563
  • Tổng lượt truy cập5,729,438