Ban dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh họp thông qua báo cáo về giám sát kết quả triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025

Chủ nhật - 21/05/2023 00:03
Chiều ngày 18-5-2023, đồng chí Điểu Điều - Trưởng Ban dân tộc HĐND tỉnh chủ trì họp Ban dân tộc HĐND tỉnh, thông qua báo cáo về giám sát kết quả triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025

họp ban dân tộc Đồng chí Điểu Điều - Trưởng Ban dân tộc HĐND tỉnh chủ trì họp Ban dân tộc HĐND tỉnh 

   Tham dự cuộc họp còn có đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng Ban dân tộc HĐND tỉnh cùng các Ủy viên Ban dân tộc HĐND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ban, ngành: Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, Ban dân tộc tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, UBND huyện Bù Đăng, UBND huyện Bù Gia Mập, UBND huyện Lộc Ninh.

   Trước đó, trong các ngày 25, 26-4-2023, Ban dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát trực tiếp tại UBND huyện Bù Gia Mập; Ban Dân tộc tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giám sát qua xem xét báo cáo của UBND các huyện, thị xã và một số đơn vị có liên quan về kết quả triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2025. Thông qua các buổi khảo sát, giám sát, Ban dân tộc đã chỉ ra được những khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình như: Năm 2022, vốn phân bổ chậm, nguồn vốn lồng ghép từ nhiều chương trình; các văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chậm, chưa đồng bộ (16 bộ, ngành liên quan ). Một số dự án đã cấp vốn, nhưng Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn nên vẫn chưa triển khai giải ngân (Dự án 9 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 chưa có hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc và Bộ Thông tin và Truyền thông). Định mức hỗ trợ một số nội dung của Dự án 1 thấp hơn so với mức hỗ trợ theo Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh (hỗ trợ xây nhà: 40 triệu đồng/căn; hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 20 triệu đồng/căn. Bên cạnh đó việc quy định “tối đa định mức hỗ trợ” (chuyển đổi nghề: Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ…; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán tối đa 03 triệu đồng/hộ) … Vì vậy, các địa phương gặp nhiều khó khăn do các đối tượng thụ hưởng có sự so sánh, không muốn nhận hỗ trợ. Các chính sách, nguồn lực hỗ trợ còn dàn trải, thiếu tập trung, chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp, nên chưa phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ. Hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở thiếu đồng bộ, nhiều địa phương chưa có phòng dân tộc. Biên chế của hệ thống cơ quan làm công tác Dân tộc ở các còn thiếu . Cán bộ làm công tác dân tộc cấp xã chủ yếu kiêm nhiệm, chưa được tập huấn chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ nên ảnh hưởng trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình ở địa phương nhất là đối với một Chương trình lớn, độ khó cao (do tích hợp khoảng hơn 100 nội dung chính sách). 

   Bên cạnh những khó khăn đó, còn một số hạn chế từ địa phương cần khắc phục: UBND các địa phương chưa xác định, đánh giá được tính hiệu quả của các dự án, tiểu dự án đem lại đối với đời sống của các đối tượng thụ hưởng và việc ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của địa phương; Một số bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình 1719 chưa được các Bộ, ngành Trung ương; sở, ngành tỉnh hướng dẫn, giải quyết, tháo gỡ kịp thời; Việc tổ chức thực hiện các dự án của Chương trình tập trung nhiều vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (dự án 2 và dự án 4) với số vốn chiếm tỷ lệ rất lớn…; chưa giải quyết vấn đề cơ bản đời sống của đối tượng thụ hưởng, hài hòa giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ xã hội, văn hóa, giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn...  

   Tại buổi họp, đồng chí Điểu Điều thông qua báo cáo về giám sát kết quả triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí cho biết: “Công tác triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình 1719 luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự tham gia tích cực của UBMTTQ tỉnh; vai trò tham mưu của các sở ngành liên quan, UBND các địa phương và các đơn vị liên quan từ tỉnh đến cơ sở. Để triển khai thực hiện Chương trình 1719, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban dân tộc tỉnh và UBND các địa phương đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện tại địa phương theo từng năm và cho cho cả giai đoạn”. 

   Quá trình triển khai tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở và sự tham gia tích cực của cộng đồng, đối tượng thụ hưởng Chương trình. Các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan đơn vị mình trong công tác triển khai thực hiện chương trình 1719. Nội dung từng dự án cơ bản bám sát nội dung Quyết định 1719, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, văn bản chỉ đạo của tỉnh, sát với tình hình của các địa phương và phù hợp với nhu cầu thực tế của đối tượng thụ hưởng. UBND tỉnh và các sở ngành liên quan, UBND các địa phương đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm chính trị cao trong công tác triển khai tổ chức thực hiện. UBND tỉnh đã linh hoạt tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến (định kỳ 02 tuần/01 lần) từ UBND tỉnh đến UBND các địa phương để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình 1719. Ban Dân tộc là cơ quan Thường trực đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn cho các sở, ngành, các địa phương có liên quan để thực hiện. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc việc rà soát, xác định đối.

   Đa số đại biểu tham dự cơ bản nhất trí với các nội dung dự thảo báo cáo, đồng thời đóng góp ý kiến, bổ sung một số nội dung. Trong đó, các đại biểu đề nghị Ban Dân tộc HĐND tỉnh bổ sung, sửa đổi một số số liệu trong các báo cáo cho kịp thời, thống nhất; giải trình, làm rõ các nguyên nhân chậm tiến độ triển khai thực hiện, Ban Dân tộc HĐND tỉnh sẽ tổng hợp, xem xét, bổ sung để hoàn thiện các dự thảo./.

 

Tác giả bài viết: Minh Nguyệt

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Báo cáo số:432/BC-HĐND

Báo cáo tình hình và kết quả thảo luận tại phiên họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 29/11/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:34

Báo cáo: 428/BC-HĐND

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 24/11/2024

lượt xem: 57 | lượt tải:21

Công văn số: 412/HĐND

V/v họp Tổ đại biểu trước kỳ họp cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 17/11/2024

lượt xem: 66 | lượt tải:32
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Tháng hiện tại113,203
  • Tổng lượt truy cập5,409,710