Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Thứ tư - 02/11/2022 23:15
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 01-11-2022, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dành thời gian thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), thảo luận tại các tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Trong phiên thảo luận buổi sáng tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) có 22 đại biểu phát biểu, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan soạn thảo luật đã rà soát các quy định của luật đưa vào luật hóa một số nội dung đang được quy định tại các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, để dự thảo luật được hoàn chỉnh, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo quan tâm đến một số nội dung về tên gọi, khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích từ ngữ, các hành vi bị cấm; đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền; nghĩa vụ, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các bộ, ngành, các đối tượng báo cáo trong đánh giá rủi ro về rửa tiền; tiêu chí, cách thức, rủi ro quốc gia về rửa tiền; phân loại cách thức xử lý đối với các kết quả đánh giá rủi ro; nhận biết khách hàng, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, đánh giá rủi ro, tiêu chí phân loại, mức độ rủi ro của từng loại khách hàng, các pháp nhân là thương mại; về việc thu thập, xử lý, phân tích, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, báo cáo giao dịch đáng ngờ theo lĩnh vực cụ thể và áp dụng các biện pháp tạm thời trì hoãn giao dịch; thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền… Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhận xét đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, phù hợp với các cam kết quốc tế. Các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu để tiếp thu, hoàn chỉnh dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại các tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

dieuhuynhsang1

 Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang cho rằng, việc kịp thời sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, các quy định trong luật vẫn còn nhiều vấn đề, nhất là các quy định liên quan đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với mô hình hợp tác xã, việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại điều 21 của dự thảo luật, nhằm thúc đẩy việc tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của hợp tác xã, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về các nguồn hình thành quỹ; dự thảo nêu rất chung chung cơ chế vận hành quỹ và cơ quan chịu trách nhiệm quản lý quỹ, hiện nay quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở cả hai cấp là cấp trung ương và cấp tỉnh cần được quy định rõ; qua quá trình thực tiễn, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã cũng chưa phát huy được tác dụng và có một số bất cập, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ các điều kiện để đảm bảo và phát huy tính tích cực của quỹ trong việc hỗ trợ cho các hợp tác xã tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển cũng như đảm bảo tính công khai, minh bạch; rà soát để tránh chồng chéo chức năng, vai trò của của ngân hàng hợp tác xã và vai trò của quỹ tín dụng nhân dân.

huynhthanhchung

Đại biểu Huỳnh Thành Chung phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Về đối tượng tham gia vào hợp tác xã, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Chung cho rằng, luật sửa lần này không chỉ quy định là cá nhân tham gia mà có thể bao gồm cả tổ chức. Như vậy, sau khi sửa đổi vai trò, mô hình hợp tác xã theo kiểu cũ chỉ là một thành tố ở trong dự thảo luật. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu đổi tên thành Luật Tổ chức kinh tế hợp tác cho phù hợp. Các cá nhân, tổ chức có thể vận dụng phối hợp với nhau tạo thành một chuỗi cung ứng, phù hợp với xu thế hiện nay. Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề xuất cần bổ sung một điều quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với các tổ chức hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông - lâm nghiệp và dịch vụ nông lâm nghiệp ở nông thôn nhằm khuyến khích người nông dân tham gia vào hợp tác xã./.

 

Tác giả bài viết: Anh Nam

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Thông báo: 106/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 16/04/2025

lượt xem: 21 | lượt tải:11

Thông báo: 73/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 11/03/2025

lượt xem: 96 | lượt tải:31

Thông báo: 55/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 24/02/2025

lượt xem: 104 | lượt tải:35
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Tháng hiện tại208,921
  • Tổng lượt truy cập6,778,019