Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Thứ hai - 06/06/2022 21:34
Ngày 02-6-2022, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2022; Việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung các phiên thảo luận.
Trong phiên thảo luận các đại biểu Quốc hội phát biểu đóng góp ý kiến vào Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ về các vấn đề như: về tình hình triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giá sách giáo khoa phổ thông tăng trong khi người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid -19, đề nghị Chính phủ căn cứ đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có những biện pháp hữu hiệu để quản lý giá sách giáo khoa. Liên quan đến lĩnh vực y tế, đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm đặc biệt đến chính sách đối với cán bộ ngành y tế, qua 4 đợt dịch Covid -19 đã và đang bộc lộ những bất cập trong thực hiện chính sách đối với lực lượng này, nhất là tuyến cơ sở và y tế dự phòng. Do diễn biến phức tạp của giá một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh như: Xăng, dầu, vật liệu xây dựng, giá các loại phân bón trong nông nghiệp đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, tạo áp lực lớn đến lạm phát của nền kinh tế, làm chậm tiến trình phát triển của đất nước, trong khi thu nhập của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức, người nông dân còn khó khăn; việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia đến nay đã hơn 1 năm mới phân bổ nguồn vốn, song còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương; việc triển khai chương trình phục hồi kinh tế được Quốc hội quyết định thực hiện trong 2 năm, đến nay tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản để thực hiện chương trình còn chậm; hoạt động của doanh nghiệp khó khăn trong 4 tháng đầu năm, rất nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể hoặc đã giải thể tăng cao so với năm 2021. Tồn tại, hạn chế trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, song báo cáo còn nêu chung chung, chưa rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.
 
2 6 khai
Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái phát biểu tại phiên thảo luận

Được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái, phát biểu và làm rõ thêm một số vấn đề về triển khai kế hoạch và chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi Chính phủ trình chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 20 và Quốc hội trong kỳ họp bất thường đã ban hành Nghị quyết số 43 về một số chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Phó Thủ tướng cho biết thêm trước khi Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội rất quan tâm về chương trình này đã tổ chức nhiều phiên họp với các thành viên Chính phủ và đã có hội thảo đầy đủ các thành phần gồm các nhà khoa học, các chuyên gia để có sự đồng thuận. Sau khi Chủ tịch Quốc hội thống nhất với Thủ tướng Chính phủ về khung thì Chính phủ trình. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết số 43, sau 19 ngày Chính phủ có Nghị quyết số 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43. Nghị quyết này có 5 nhóm giải pháp với những nhiệm vụ cụ thể và huy động, phân bổ nguồn lực chi tiết. Trong đó, có 14 văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn. Đồng thời, xem đây là nhiệm vụ, công việc quan trọng để làm cơ sở đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức và các tổ chức trong đánh giá xếp hạng cuối năm và đặc biệt là người đứng đầu để khi thực hiện chương trình này thông suốt và thuận lợi….

Phát biểu thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào 8 nhóm vấn đề về ngân sách nhà nước và 5 nhóm vấn đề về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2021, trong đó nhiều ý kiến quan tâm vấn đề như: công tác quyết toán ngân sách 2020, quyết toán thu ngân sách nhà nước, quyết toán chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi thường xuyên, phân bổ, sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, về chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước, về bội chi ngân sách và các khoản vay bù đắp bội chi; kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 cũng như định hướng cho năm 2022. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã lồng ghép nội dung thảo luận này với những nội dung trọng tâm của chuyên đề giám sát đang triển khai của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giúp Đoàn giám sát Quốc hội có thêm thông tin, nhận định, đánh giá về lãng phí đối với các dự án, chương trình chậm tiến độ, đất nông, lâm trường, nhà ở xã hội, nhà ở chung cư cũng như tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp. Qua phiên thảo luận các đại biểu phát biểu đi thẳng vào vấn đề, làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể và đề xuất rõ các giải pháp để ngăn chặn.
 
2 6 dung
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình thêm mội số nội dung đại biểu Quốc hội hội nêu tại phiên thảo luận

Để làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến chủ đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về công tác đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là việc được Đảng, Quốc hội và Chính phủ quan tâm chỉ đạo và xây dựng nhiều văn bản, cơ chế, chính sách quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, thực tế đã đổi mới, căn bản và phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, triệt để, từ lựa chọn dự án, lập dự án, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh vốn, giao vốn, tổ chức đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tất cả các vấn đề đó đều ở các bộ, ngành và địa phương. Tuy nhiên, tiến độ và chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư, việc lựa chọn dự án, xây dựng danh mục và chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao; việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư công gặp nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật quy định chưa đồng bộ và việc triển khai thực hiện các quy định còn lúng túng; năng lực quản lý của các cấp, ban quản lý dự án chưa đồng đều và có nơi chậm đổi mới và chưa hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm và vai trò của người đứng đầu chưa được phát huy, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý các vi phạm chậm trễ trong quản lý và sử dụng đầu tư công; các yếu tố bất thường khác và các đặc thù của đầu tư công. Trong 2 năm qua, do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến việc giải ngân đầu tư công, nhất là vào thời điểm áp dụng cách ly, phong tỏa và giãn cách. Mặt khác, giá nguyên, nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển tăng cao, việc huy động các lao động, nhà thầu, máy móc, trang thiết bị cũng bị gián đoạn, công tác thi công và tích lũy khối lượng thường dồn vào cuối năm để nghiệm thu và phụ thuộc vào tiến độ của hợp đồng, là tạm ứng. Bên cạnh đó, năm 2022 là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, thực chất là năm đầu tiên, vì Quốc hội mới thông qua kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 vào tháng 7/2021 nên từ đầu năm đến nay chủ yếu tập trung vào làm thủ tục và triển khai các dự án của kỳ kế hoạch trước; theo các quy định của Luật Xây dựng, pháp luật liên quan cần phải thực hiện nhiều thủ tục như thiết kế, dự toán, điều chỉnh, tất cả các việc này đều phải từ 6 đến 8 tháng, do đó tiến độ giải ngân của khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm. Về các giải pháp cụ thể, Bộ trưởng dự kiến báo cáo với Chính phủ ban hành những quy định nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương tuân thủ quy định của pháp luật. Xây dựng và ban hành các quy định về hành động trước, đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xây dựng các chương trình đào tạo; tăng cường công tác quản lý hiệu lực, hiệu quả về đất đai; tăng cường công tác giám sát việc triển khai giải ngân đầu tư công ở các bộ, ngành, các địa phương cũng như góp ý với Chính phủ về các giải pháp, ủng hộ Chính phủ các giải pháp để khắc phục tình trạng chậm trễ giải ngân đầu tư công.
 
bac phuong 2 6
Phó Chủ tịch Quốc hội - Trần Quang Phương phát biểu kết luận tại phiên thảo luận

Phát biểu kết luận ngày thứ 2, Quốc hội thảo luận Phó Chủ tịch Quốc hội - Trần Quang Phương cho biết, đa số ý kiến của đại biểu cơ bản thống nhất với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo của cơ quan thẩm tra, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước. Các báo cáo được xây dựng chi tiết, đổi mới, số liệu dẫn chứng và lập luận phản biện hơn so với các năm trước. Nêu được những tồn tại, một số nguyên nhân và các giải pháp khắc phục về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2020 trong bối cảnh là năm dịch bệnh Covid -19 bùng phát trong quý II và quý III. Nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội và chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2020 vẫn đạt kết quả tích cực với 10/12 chỉ tiêu kế hoạch đạt và vượt mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn, cơ bản được bảo đảm. Các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ sức khỏe người dân được quan tâm thực hiện tốt. Kết quả thu ngân sách nhà nước đạt xấp xỉ dự toán thể hiện rõ sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được Ban Thư ký tổng hợp ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu giải trình cùng với ý kiến góp ý trực tiếp của đại biểu Quốc hội vào dự thảo Nghị quyết kỳ họp. Sẽ hoàn chỉnh các nội dung kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 16-6-2022./.

Nguồn tin: Anh Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Thông báo số: 479/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thời gian đăng: 01/01/2025

lượt xem: 59 | lượt tải:29

Công văn số: 447/HĐND

V/v hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 86 | lượt tải:35

Thông báo số: 445/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 100 | lượt tải:48
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Tháng hiện tại251,103
  • Tổng lượt truy cập5,831,978