Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và dự án Luật Nhà giáo

Chủ nhật - 17/11/2024 06:47
   Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 09-11-2024, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tham gia thảo luận ở Tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và dự án Luật Nhà giáo. 

ảnh 9 11 1
Toàn cảnh phiên họp Tổ 15

   Tham gia phát biểu ý kiến về Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết đối với Luật Việc làm năm 2013 thì đến nay thì cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập và dẫn đến những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện cũng như là quá trình triển khai thực hiện vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong việc đồng bộ và thống nhất với các chính sách khác. Một số quy định hiện nay vẫn còn thiếu sự thống nhất, chẳng hạn như giữa quy định về đăng ký và quản lý lao động với các quy định về độ tuổi lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019. Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp cũng chưa hoàn toàn phù hợp với các thay đổi trong Luật Bảo hiểm xã hội vừa được thông qua vào năm 2024. Ngoài ra, điều kiện thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm hiện nay cũng không còn phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, mở ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 

   Để dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) được hoàn thiện hơn trước khi thông qua, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh lý và bổ sung các hành vi nghiêm cấm một cách cụ thể hơn. Cụ thể là, cần quy định rõ các hành vi như truy cập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cơ sở dữ liệu về người lao động. Đồng thời, cũng cần có quy định nghiêm ngặt về việc khai thác, chia sẻ, mua bán, trao đổi hoặc chiếm đoạt và sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu về người lao động; rà soát và làm rõ phạm vi điều chỉnh của việc sửa đổi Luật Việc làm, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật, dự thảo sửa đổi Luật Việc làm cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là trong mối quan hệ với các luật có liên quan, bao gồm Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Trợ giúp pháp lý, và Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; về vấn đề quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn nguồn quỹ và các hoạt động liên quan để các đại biểu có đầy đủ thông tin khi tham gia góp ý; về mức trợ cấp thất nghiệp tại, đại biểu đề xuất nâng mức trợ cấp lên 75% thay vì 60% như hiện nay, vì mức trợ cấp hiện tại (khoảng 3.3 triệu đồng/tháng) không đủ đáp ứng được 30% chi phí sinh hoạt cơ bản. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị không quy định thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 12 tháng, mà nên quy định thời gian hưởng tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu giữ quy định này, có thể xảy ra tình trạng lao động làm đủ 12 năm chỉ để nhận trợ cấp, thậm chí rút bảo hiểm một lần, điều này vừa gây thiệt hại cho quỹ, vừa làm mất đi nguồn lao động có tay nghề lâu năm. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét nâng mức trợ cấp và bỏ quy định thời gian hưởng tối đa, thay vào đó căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm…

ảnh 9 11
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại phiên họp tổ

   Đối với dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn về các khái niệm về cơ sở giáo dục đại học, khi có hai chức danh là Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng, cần quy định cụ thể để đảm bảo tính thống nhất và để khuyến khích giáo viên tham gia nâng cao trình độ, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định: bên cạnh việc được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, giáo viên cần được Nhà nước và các cơ sở giáo dục đảm bảo chi trả các chi phí đào tạo, bồi dưỡng, theo đúng quy định về chính sách đối với viên chức; bổ sung quy định về việc giáo viên phải được cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học cần thiết theo chương trình hiện hành, nhằm bảo đảm điều kiện giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Về việc thuyên chuyển nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung các trường hợp thuyên chuyển đối với nhà giáo đang điều trị bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc đang trực tiếp nuôi dưỡng gia đình có người già trên 80 tuổi, hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Đại biểu cho rằng các trường hợp này cần được quy định rõ ràng theo Bộ luật Lao động, vì thực tế hiện nay có nhiều tình huống chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn trong thực tiễn. Bên cạnh đó, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét chính sách nghỉ hưu đặc thù cho giáo viên công tác ở các vùng khó khăn và giáo viên mầm non, thay vì áp dụng quy định chung về tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, để phù hợp với đặc thù nghề nghiệp và điều kiện công tác thực tế…

Tác giả bài viết: Minh Huy.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Công văn số: 447/HĐND

V/v hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 5 | lượt tải:3

Thông báo số: 445/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 5 | lượt tải:1

Báo cáo số:432/BC-HĐND

Báo cáo tình hình và kết quả thảo luận tại phiên họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 29/11/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:34
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Tháng hiện tại113,849
  • Tổng lượt truy cập5,410,356