Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Dữ liệu

Thứ bảy - 09/11/2024 18:39
   Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 08-11-2024, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Dữ liệu. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Trần Quang Phương
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp

   Việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính; phát triển kinh tế, xã hội; phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia. Dự thảo luật được xây dựng dựa trên quan điểm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số. Việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; thực hiện thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các cá nhân vi phạm pháp luật. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc khai thác, vận hành Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý dữ liệu của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. 

chị sang 10 11
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại Hội trường

   Phát biểu góp ý về dự thảo Luật Dữ liệu, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng việc ban hành luật cũng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số ở nước ta, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong các hoạt động khai thác hệ thống công nghệ thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông; việc phân tích, thống kê phục vụ hoạt động của Chính phủ; về nguyên tắc xử lý và bảo vệ dữ liệu đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định cụ thể về nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng đối với từng loại dữ liệu, chủ thể dữ liệu, vì hiện nay có rất nhiều dữ liệu như dữ liệu dùng riêng, dữ liệu gốc, dữ liệu cá nhân, tổ chức bị hạn chế quyền truy cập, thu thập thông tin; về các hành vi bị nghiêm cấm, đề nghị Ban soạn thảo phải bổ sung quy định rõ các hành vi khác như tấn công mạng, phá hoại cơ sở hạ tầng dữ liệu hoặc làm gián đoạn hệ thống phục vụ xử lý dữ liệu vào khoản 2 Điều 9 của dự thảo luật; vấn đề cung cấp dữ liệu cho cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, Dự thảo luật quy định trách nhiệm của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội khi yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu ở trong trường hợp đặc biệt. Trong thực tế hiện nay, việc cung cấp dữ liệu có rủi ro cao về an toàn thông tin và có thể lộ, lọt thông tin khi thực hiện bàn giao giữa tổ chức, cá nhân. Bàn giao dữ liệu thường sử dụng các phương thức như kết nối, liên thông, tích hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu, cài đặt, cắm thiết bị lưu trữ để sao chép tài liệu, gửi tài liệu qua thư điện tử và các ứng dụng nhắn tin. Khi các cơ quan yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu cần có phương án để đảm bảo an toàn, tránh nguy hại, lộ, lọt thông tin của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung trách nhiệm của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong việc chỉ định phương thức bàn giao tài liệu cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Liên quan đến quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, đại biểu cơ bản thống nhất theo đề nghị của Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển dữ liệu quốc gia. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát bảo đảm các hoạt động được ưu tiên chi của quỹ không trùng lặp với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước và các hoạt động được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển phục vụ công nghiệp công nghệ số quy định tại dự án Luật Công nghiệp công nghệ số mà Quốc hội đang cho ý kiến; Nghiên cứu và đánh giá tác động để quy định bảo đảm phù hợp, đồng thời làm rõ các nguồn thu để hình thành quỹ, các nội dung chi từ Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính cân đối, phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật, đặc biệt là quy định liên quan đến pháp luật về ngân sách nhà nước…


 

Tác giả bài viết: Minh Huy.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Công văn số: 447/HĐND

V/v hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 2 | lượt tải:1

Báo cáo số:432/BC-HĐND

Báo cáo tình hình và kết quả thảo luận tại phiên họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 29/11/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:34

Báo cáo: 428/BC-HĐND

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 24/11/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:21
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập45
  • Tháng hiện tại113,445
  • Tổng lượt truy cập5,409,952