Quy chế phối hợp gồm 7 Chương, 23 Điều, quy định về nguyên tắc, nội dung, cách thức và trách nhiệm phối hợp công tác giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Trên nguyên tắc đặt dưới sự lãnh đạo chung của Thường trực Tỉnh ủy, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, bình đẳng, dân chủ, trách nhiệm, cầu thị và tôn trọng lẫn nhau nhằm hướng đến sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, kịp thời. Từng cơ quan chủ động thực hiện phần việc của mình và tạo điều kiện để các bên phối hợp cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan.
Bà Huỳnh Thị Hằng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi họp Công tác phối hợp tập trung vào 6 nội dung, đó là: tuyên truyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động đối ngoại nhân dân; lấy ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tiếp xúc cử tri, trả lời các phản ánh, kiến nghị của cử tri; tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, ý kiến phản ánh, kiến nghị của công dân; giám sát, phản biện xã hội, thanh tra, kiểm tra và công tác hội họp và thông tin hoạt động. Mối quan hệ phối hợp được thực hiện thông qua 6 phương thức cơ bản: tổ chức các cuộc họp, hội nghị; tham dự các phiên họp, cuộc họp, hội nghị liên quan; tham gia các đoàn giám sát, kiểm tra, tiếp xúc cử tri; thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản khi có yêu cầu; gửi lấy ý kiến bằng văn bản và gửi các văn bản liên quan cho các bên còn lại để biết.
Công tác đánh giá kết quả thực hiện và sửa đổi Quy chế được duy trì và thực hiện thường xuyên và định kỳ, theo đó: hàng năm, các cơ quan chủ trì, phối hợp tổ chức cuộc họp, hội nghị đánh giá Quy chế theo hình thức luân phiên: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (năm 2022), Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (năm 2023), Ủy ban nhân dân tỉnh (năm 2024) và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh (năm 2025) để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, qua đó rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp để công tác phối hợp đạt hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo. Trong quá trình thực hiện, khi xét thấy cần thiết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trao đổi, đề xuất, thống nhất sửa đổi, bổ sung Quy chế. Cơ quan đề xuất sửa đổi có trách nhiệm chủ trì tổ chức, phối hợp với các cơ quan còn lại sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với thực tiễn. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh có trách nhiệm tham mưu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy chế.