Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Thứ hai - 27/11/2023 20:01
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 27-11-2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
PCT CHIỀU 27 11 QH NGUYỄN KHẮC ĐỊNH
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp

   Luật Lưu trữ được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2012) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương; hệ thống tổ chức lưu trữ lịch sử các cấp, lưu trữ cơ quan và người làm lưu trữ từng bước được kiện toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất và kinh phí dành cho công tác lưu trữ được quan tâm đầu tư; tài liệu lưu trữ bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm Lưu trữ lịch sử ở địa phương và Lưu trữ cơ quan cơ bản được chỉnh lý, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: (1) chưa kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ; (2) nhiều vấn đề của thực tiễn chưa được Luật Lưu trữ năm 2011 quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện như: thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hoạt động lưu trữ tư và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 09 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011, được kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Lưu trữ năm 2011 về những quy định chung, hoạt động nghiệp vụ lưu trữ, dự thảo Luật có các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 04 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152/NQ-CP, gồm: Quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; Quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; Quy định về hoạt động lưu trữ tư; Quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ. Việc sửa đổi Luật Lưu trữ là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đáp ứng yêu cầu thời đại chuyển đổi số và xây dựng một xã hiện đại, xã hội công nghệ điện tử.

DBQH HỌP CHIỀU 27 11
Các vị đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự phiên họp

   Phát biểu góp ý về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng, việc sửa đổi Luật Lưu trữ là cần thiết để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời bất cập, hạn chế trong thực tiễn về công tác lưu trữ hiện nay, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử. Với mục tiêu phát triển lưu trữ tư nhân, nhà nước có những chính sách công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ đối với tài liệu lưu trữ tư nhân, tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ. Dự thảo luật cũng đã quy định giá trị của tài liệu lưu trữ tư nhân, trách nhiệm của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ tư nhân, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể của tổ chức lưu trữ tư nhân. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục chỉnh lý, làm rõ hơn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật đối với các tài liệu lưu trữ tư, đảm bảo thống nhất với các quy định nội tại trong luật, rà soát bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục đưa tài liệu lưu trữ tư có giá trị làm việc vào kho lưu trữ quốc gia.

CHI SANG 27 11 CHIỀU
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại Hội trường

   Thực tế cho thấy, lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh, rất khó khăn trong việc thu thập tài liệu từ các nguồn nộp lưu do thiếu quy định có tính pháp lý đủ mạnh, thiếu chế tài. Các cơ quan, tổ chức thường né tránh, không coi trọng nhiệm vụ nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử với nguyên do sợ thất lạc tài liệu, nộp lưu rồi sẽ khó khăn khi cần đến tài liệu. Vì vậy, để tăng cường công tác thu thập, nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, góp phần bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ chung, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chế tài và trách nhiệm nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử đối với cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử; đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về tài liệu quá hạn nộp lưu theo quy định tại các cơ quan, đơn vị thuộc nộp lưu.

   Hiện nay, việc đầu tư kinh phí cho công tác lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chính phủ hiện đang rất quyết liệt thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và tài liệu lưu trữ đã được xác định có vài trò rất quan trọng, chứa đựng nguồn thông tin quá khứ, có độ chính xác cao và có giá trị đặc biệt góp phần vào xây dựng và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Hiện, tài liệu tồn động chưa được phân loại chỉnh lý còn rất nhiều. Vì vậy, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về nguồn lực đầu tư đối với công tác lưu trữ ở các cấp phục vụ cho việc chỉnh lý, số hóa, phần mềm, trang thiết bị bảo quản tài liệu, kho lưu trữ... để đảm bảo việc thực hiện chương trình công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ chủ quyền đất nước, góp phần quan trọng trọng việc phục vụ nhu cầu tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ ngày càng tăng của xã hội, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...

 

Tác giả bài viết: Minh Huy.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Thông báo số: 479/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thời gian đăng: 01/01/2025

lượt xem: 56 | lượt tải:29

Công văn số: 447/HĐND

V/v hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 85 | lượt tải:34

Thông báo số: 445/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 99 | lượt tải:48
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Tháng hiện tại238,986
  • Tổng lượt truy cập5,819,861