Quy định lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe máy là khó khả thi.

Thứ sáu - 24/11/2023 03:35
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 24-11-2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
trần quang phương 24 11
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp

   Điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, sáng nay Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Đường bộ. Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Hai dự án Luật này có nội dung giao thoa và liên quan đến nhau. So với dự thảo Luật mà Chính phủ báo cáo UBTVQH tại phiên họp thứ 24, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này gồm 9 Chương với 81 Điều, tăng 1 chương và 20 Điều, nội dung đã chỉnh lý, bổ sung ở tất cả các chương và nhiều điều khoản. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, sáng 10-11-2023, Quốc hội đã thảo luận ở tại Tổ với 105 lượt ý kiến tham gia, nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trí tuệ, tập trung vào các vấn đề được gợi ý. Báo cáo tổng hợp ý kiến đã được gửi đến các vị ĐBQH. Ngày 20-11-2023, Chính phủ đã có Báo cáo số 659 về hướng tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH thảo luận tại tổ. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị đại biểu làm rõ hơn một số vấn đề sau đây: làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý thực tiễn, sự cần thiết ban hành Luật và yêu cầu bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi của dự thảo Luật. Qua thảo luận tại tổ, đại đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật nhưng cũng còn một số ý kiến băn khoăn về các nội dung thể hiện ở hai Luật, nhất là những phạm vi, nội dung giao thoa, các yếu tố giữa tĩnh và động, giữa cơ sở hạ tầng đường bộ và các yếu tố kiến trúc thượng tầng, an toàn đường bộ. Một số ý kiến đề nghị rà soát các luật liên quan để không quy định lại những nội dung đã được quy định để tạo sự thống nhất; Về tên gọi của dự thảo Luật, nhiều ý kiến nhất trí với tên gọi của dự thảo Luật, cũng có ý kiến đề nghị đổi tên là Luật Trật tự, an toàn đường bộ hoặc Luật Giao thông đường bộ thể hiện bao quát hơn; Về hồ sơ dự án luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị đại biểu Quốc hội cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật đã bảo đảm theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kể cả về đánh giá tác động của các chính sách, nhất là các chính sách mới được bổ sung; Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, một số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh. Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát phạm vi điều chỉnh của cả Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ để tránh trùng lặp, chồng chéo; Một số ý kiến đề nghị chuyển nội dung các quy định về phương tiện giao thông đường bộ, quy định về giao thông thông minh, quy định một số nội dung của hai luật để hạn chế việc nhầm lẫn; Về xử lý những nội dung còn chồng chéo hoặc giao thoa của hai dự thảo Luật cho phù hợp, một số nội dung cụ thể của dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nội dung dự thảo Luật đã bám sát các thông báo của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội như bổ sung các báo cáo đánh giá tác động để làm rõ đặc điểm giao thông hỗn hợp đường bộ Việt Nam hiện nay không thuộc tập quán, yêu cầu xây dựng văn hóa giao thông thông minh, lồng ghép trật tự an toàn giao thông với quy hoạch, đổi mới đăng kiểm, đăng ký đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe. Phân định rõ hơn về phạm vi, nội dung điều chỉnh, các quy định về điều kiện phương tiện giao thông, điều kiện người điều khiển phương tiện giao thông, quy định về nồng độ cồn, đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe, chỉ huy giao thông, Trung tâm chỉ huy giao thông, hoạt động tuần tra, kiểm soát với Trung tâm điều độ và lực lượng thanh tra đường bộ của Luật Đường bộ…

chị sang chiều 24 11
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh - Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại Hội trường

Phát biểu góp ý về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cơ bản thống nhất dự thảo Luật theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Tuy nhiên, để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát điều chỉnh để tách bạch và làm rõ các nội dung liên quan đến vận tải đường bộ được điều chỉnh trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và dự thảo Luật Đường bộ cho phù hợp và thống nhất. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang nêu rõ, điểm c khoản 1 Điều 33 quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe theo quy định. Đại biểu bày tỏ thống nhất với quy định cơ sở dữ liệu thu được từ thiết bị giám sát hành trình sẽ được Trung tâm chỉ huy giao thông do Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, khai thác. 

   Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho biết tính đến tháng 6-2023 cả nước có trên sáu triệu ô tô, có 73 triệu mô tô, xe máy đang lưu hành, nếu dự thảo Luật được thông qua thì có đến hàng chục triệu xe máy bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình là khó bảo đảm tính khả thi. Hiện nay, tại nhiều quốc gia phát triển, người dân không lắp đặt camera hành trình để chứng minh “trong sạch”, thay vào đó cơ quan chức năng phải chứng minh được chủ xe vi phạm giao thông thì mới được xử phạt. Hiện, vẫn chưa có đất nước nào quy định bắt buộc xe máy phải lắp camera hành trình. Việc yêu cầu lắp các thiết bị dữ liệu, hình ảnh người lái xe vi phạm quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật đời tư của công dân; đồng thời sẽ liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng các thiết bị phải được cấp phép và việc lắp các thiết bị này sẽ can thiệp vào hệ thống điện của xe, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó, qua hoạt động tiếp xúc cử tri cho thấy rằng việc quy định bắt buộc trong dự thảo Luật về lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe máy là khó khả thi, bởi số lượng xe máy quá lớn sẽ khó quản lý giám sát của các cơ quan chức năng, trong khi đó thu thập bình quân của người dân còn thấp, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn... liệu hiệu ứng sẽ hiệu quả không ? Với một số loại sản phẩm tích hợp phần mềm quản lý, truyền dữ liệu, lưu trữ đám mây, người dùng có thể phải trả thêm chi phí sử dụng hành tháng.

   Từ phân tích trên cho thấy, quy định này chưa phù hợp với thực tế và có phạm vi tác động khá rộng. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo chỉ quy định gắn thiết bị giám sát hành trình đối với xe kinh doanh vận tải như quy định hiện hành và quy định cụ thể hơn về trung tâm tích hợp phân tích dữ liệu để quản lý và sử dụng hiệu quả hơn, tránh lãng phí. Đối với xe ô tô cá nhân và xe máy luật chỉ quy định theo hướng nên khuyến khích người dân lắp thiết bị giám sát hành trình. Cơ quan quản lý nhà nước nên tổ chức thí điểm và có lộ trình phù hợp để tránh gây hiêu ứng “ngược” đối với người dùng ô tô, xe máy...


 

Tác giả bài viết: Minh Huy.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Số: 73/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 11/03/2025

lượt xem: 36 | lượt tải:13

Thông báo: 55/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 24/02/2025

lượt xem: 69 | lượt tải:27

Thông báo: 479/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thời gian đăng: 01/01/2025

lượt xem: 150 | lượt tải:65
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Tháng hiện tại264,742
  • Tổng lượt truy cập6,480,895