QUỐC HỘI THẢO LUẬN Ở HỘI TRƯỜNG VỀ DỰ ÁN LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM (SỬA ĐỔI)

Chủ nhật - 29/05/2022 23:28
Tiếp theo chương trình kỳ họp, ngày 27-5-2022. Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
PHAM THI THANH TRA BO NOI VU
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Trong phiên họp buổi sáng, các đại biểu Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong các phiên thảo luận, sau khi nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này. Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) sau khi chỉnh lý còn 96 điều. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với 34 nội dung tại 43 điều; rà soát, chỉnh lý kỹ thuật toàn bộ dự thảo Luật. Việc hoàn thiện Luật Thi đua, khen thưởng nhằm thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Trong phiên thảo luận đa số các đại biểu cơ bản đồng ý với việc bổ sung các danh hiệu thi đua, nhất là hình thức khen thưởng, huy chương thanh niên xung phong vẻ vang. Đồng thời, thống nhất bổ sung các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học và soạn giả sân khấu vào đối tượng nghệ sĩ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, một số ý kiến của đại biểu đánh giá cao các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong dự án luật lần này được thông qua sẽ giảm số lượng hồ sơ, thành phần hồ sơ, đơn giản hóa các loại giấy tờ trong hồ sơ để người dân dễ tiếp cận trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng…

Đối với phiên thảo luận buổi chiều về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng dự án luật còn có một số quy định chưa rõ, chưa chính xác giữa cá nhân và pháp nhân thương mại; chưa có giải pháp cụ thể để thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh bảo hiểm, nhiều đại biểu nhấn mạnh, hợp đồng bảo hiểm là chế định quan trọng để các bên thực thi quyền và trách nhiệm của mình và là một trong những công cụ cần thiết để giải quyết tranh chấp các vấn đề bảo hiểm. Vì vậy, cần bảo đảm rằng người mua bảo hiểm hiểu đúng, đầy đủ việc khai báo thông tin và phải được thảo luận tìm hiểu để thống nhất giữa người mua và công ty bảo hiểm. Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) lần này gồm 7 chương và 154 điều, đáp ứng được các mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm chất lượng, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, Luật quy định ba trường hợp cá nhân không được giao kết thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm trong khi pháp nhân thương mại thì chỉ quy định một trường hợp không được giao kết thực hiện hợp đồng là không bình đẳng giữa cá nhân và pháp nhân; các quy định về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì vẫn chưa thực sự rõ ràng mà chưa đạt được mục tiêu tiệm cận với thông lệ quốc tế. Bên cạnh một số nội dung còn ý kiến khác nhau, theo các đại biểu, luật sửa đổi lần này, cần rà soát, hoàn chỉnh về hoạt động môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; bỏ việc công nhận chứng chỉ môi giới bảo hiểm và chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm để giảm thiểu thủ tục hành chính và phân biệt rõ với các loại tư vấn khác của đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm./.

Nguồn tin: Anh Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Thông báo số: 479/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thời gian đăng: 01/01/2025

lượt xem: 51 | lượt tải:27

Công văn số: 447/HĐND

V/v hướng dẫn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 18 (cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa X

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 78 | lượt tải:31

Thông báo số: 445/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 12/12/2024

lượt xem: 91 | lượt tải:47
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Tháng hiện tại190,454
  • Tổng lượt truy cập5,771,329