Quốc hội tiếp tục chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Thứ sáu - 10/06/2022 06:01
Tiếp tục phiên chất vấn, ngày 09-6-2022, Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về các vấn đề liên quan đến Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; việc Ngân hàng Nhà nước đang triển khai chương trình cho vay cấp bù hỗ trợ lãi suất 2% trong gói phục hồi kinh tế; Chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của ngành trong công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc; công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.
10 6 thong donc ngan hang nguyen thi hong
Ảnh: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn

Trả lời các câu hỏi của đại biểu liên quan đến hạn mức tín dụng, việc độc quyền thương hiệu vàng miếng quốc gia, gói hỗ trợ lãi suất vay 2%...Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nước ta có đặc thù riêng, ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam là nước lệ thuộc vốn ngân hàng lớn nhất thế giới, điều này có nguy cơ rủi ro, nên công cụ cấp hạn mức tín dụng này vừa qua hiệu quả, chặn được các cuộc đua lãi suất, huy động tín dụng cao. Tại phiên chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng dành thời gian giải thích việc chọn SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia, theo Thống đốc, SJC là thương hiệu vàng được người dân ưa chuộng từ trước khi có Nghị định 24 về chống vàng hóa ra đời. Bởi vì, trước đây thị trường vàng gây rất nhiều hệ lụy, bất ổn kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 với chủ trương chống vàng hóa và trong đó có rất nhiều các giải pháp, chính sách và thực hiện hiệu quả, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định. Đây cũng là điểm sáng để Việt Nam được nâng hạng trên thị trường quốc tế. Về Nghị định 24, Thống đốc cho biết Nghị quyết 42 ra đời và theo báo cáo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước nghị quyết này có tác dụng rõ rệt trong việc xử lý nợ xấu và sau khi có Nghị quyết 42 thì nợ xấu đã được xử lý 380.000 tỷ đồng, chiếm 70% số nợ xấu phát sinh trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Mặc dù Nghị quyết 42 còn một số vướng mắc, khó khăn chủ yếu là do quá trình tổ chức thực hiện, tuy nhiên nếu Nghị quyết 42 không được kéo dài thời hạn thì một số chính sách mới đã được quy định tại Nghị quyết 42 không được thực hiện như: việc không được thu giữ tài sản đảm bảo và khoản nợ xấu không được mua bán theo giá thị trường, giá này có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá trị của khoản nợ. Điều này rất khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian tới và đặc biệt là khi hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng. Bởi vì, trong thời gian nền kinh tế chịu tác động của đại dịch COVID-19 doanh nghiệp cũng khó khăn nên Ngân hàng Nhà nước đã gia hạn thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Trong quá trình gia hạn Nghị quyết 42 sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành rà soát những vướng mắc, rà soát các quy định của pháp luật liên quan để tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về vấn đề luật hóa, xử lý nợ xấu; Về gói hỗ trợ lãi suất vay 2%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang triển khai chương trình cho vay cấp bù hỗ trợ lãi suất 2% trong gói phục hồi kinh tế với tổng lượng ngân sách là 40.000 tỷ, trong đó, 2 triệu tỷ tiền vốn vay sẽ được hưởng chính sách cấp bù, gói cho vay hỗ trợ này nằm trong chương trình phục hồi, phát triển kinh tế thì phải là doanh nghiệp có khả năng trả nợ, phục hồi. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cho vay đúng đối tượng.
 
10 6 bo gtvt nguyen van the
Ảnh . Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn

Cùng ngày, Quốc hội đã Chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của ngành trong công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc; công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT; việc kiểm soát xe quá khổ quá tải, xử lý các công trình, dự án lớn bị chậm do giá nguyên vật liệu tăng; Về giải pháp triển khai một số dự án đường xuyên rừng quốc gia. Trả lời về các nội dung này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông vận tải phát triển đến đâu thì kinh tế phát triển theo. Sinh thời Bác Hồ dạy: "Ngành giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ". Ngành giao thông vận tải luôn luôn phấn đấu cố gắng hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được giao. Trong những nhiệm kỳ qua, Đảng và Nhà nước cũng xác định giao thông vận tải là một trong các khâu đột phá, từ Nghị Quyết Đại hội XI, XII, XIII đều xác định là cần phải đầu tư những công trình, dự án lớn, đột phá của ngành giao thông vận tải. Có được kết quả đó, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, với cố gắng của ngành nên một số dự án giao thông trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất hiệu quả. Bên cạnh đó, còn một số dự án chậm tiến độ, chất lượng chưa cao và có biểu hiện lãng phí. Trong lúc ngân sách nhà nước khó khăn đã xã hội hóa, thực hiện nhiều dự án BOT, trong thời gian qua Quốc hội đã chất vấn ngành giao thông về các dự án BOT, Bộ giao thông vận tải đã nghiêm túc tiếp thu, thực hiện các kết luận của Quốc hội. Với trách nhiệm của mình, ngành giao thông vận tải tiếp thu, ghi nhận nhận những hạn chế, khuyết điểm. 

10 6 pho thu tuong pham binh minh
Ảnh: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu kết luận phiên chất vấn.

Kết luận nội dung chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Quốc hội  Vương Đình Huệ phát biểu: Ngân hàng là lĩnh vực rất quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế. Việc bảo đảm an toàn và phát triển lành mạnh ngành ngân hàng luôn được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Phiên chất vấn về nội dung này đã có 57 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, đã có 32 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn, 5 đại biểu tranh luận và còn 25 đại biểu đã đăng ký nhưng hết thời gian, đề nghị được gửi câu hỏi chất vấn đến Thống đốc để được trả lời bằng văn bản. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuy mới nhận nhiệm vụ hơn 1 năm nhưng đã có nhiều năm công tác tại Ngân hàng Nhà nước nên đã chuẩn bị kỹ và nắm chắc các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, đã trả lời thẳng vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua. Tham gia trả lời giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề chất vấn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Đối với phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ cho rằng, Ngành giao thông vận tải là xương sống, là mạch máu giao thông, phải đi trước mở đường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh. Phiên chất vấn đã cho thấy tính thiết yếu của lĩnh vực và sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội đối với lĩnh vực rất quan trọng này. Trong phiên chất vấn đã có 48 đại biểu đăng ký, 30 đại biểu đã thực hiện quyền chất vấn, 9 đại biểu tham gia tranh luận. Còn 18 đại biểu đăng ký nhưng không còn đủ thời gian, đề nghị có văn bản chuyển đến Bộ trưởng để được trả lời bằng văn bản. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, các đại biểu đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, đúng nội dung chất vấn một số đại biểu tích cực đăng ký tranh luận để làm rõ hơn vấn đề chất vấn. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giữ cương vị đứng đầu ngành giao thông vận tải từ nhiệm kỳ khóa XIV là một trong các Bộ trưởng có kinh nghiệm và nắm chắc thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý. Với tinh thần cầu thị đã trả lời đầy đủ, thẳng thắn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, mỗi vấn đề đều có định hướng, đề xuất và phương án cụ thể để xử lý trong thời gian tới, tham gia trả lời, giải trình, làm rõ thêm những vấn đề có liên quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã phát biểu làm rõ thêm rất nhiều vấn đề có liên quan.

Tiếp theo chương trình, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh sẽ báo cáo một số nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng lãng phí đất công, phải pháp xử lý trong thời gian tới; Về giải ngân vốn đầu tư công…/.

Nguồn tin: Anh Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch Đoàn ĐBQH
LICH CŨ
Lich lv HDND
LỊCH VP

Số: 73/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 11/03/2025

lượt xem: 36 | lượt tải:13

Thông báo: 55/TB-HĐND

Kết quả kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thời gian đăng: 24/02/2025

lượt xem: 69 | lượt tải:27

Thông báo: 479/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thời gian đăng: 01/01/2025

lượt xem: 150 | lượt tải:65
Bpdt
Tài liệu kỳ họp tiếp theo
Nội dung các kỳ họp
Hoat dong giam sat hdnd
Tai lieu hdgs dbqh
Tiếp xúc cử tri
txct dbqh
ECABINET
gui y kien
Liên kết website
WEB QH
Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Tháng hiện tại265,829
  • Tổng lượt truy cập6,481,982